Xưởng Gốm Bát Tràng ra mắt kỳ tác “CHÂN ĐÈN CỔ THỜI MẠC”
Mạc Triều thế kỷ 15, là một triều đại ngắn ngủi nhưng đã để lại rất nhiều dấu ấn, nhất là trong lĩnh vực gốm sứ.
Đây được coi là thời kỳ mà nghề gốm sứ đã tiếp thu những cơ tầng văn hóa Đại Việt hàng ngàn năm trước, học hỏi từ tinh hoa gốm của Lý – Trần – Lê sơ để chuyển mình sang một bước ngoặt mới, với rất nhiều tác phẩm vang bóng đến tận hôm nay. Nổi bật nhất chính là những cặp chân đèn thời Mạc vô cùng quý giá.
Xưởng Gốm Bát Tràng tự hào phục dựng thành công và sáng tạo nên những tác phẩm chân đèn cổ thời Mạc đặc sắc, ấn tượng.

500 năm trước, chân đèn thời Mạc thường chỉ chế tác theo đặt hàng của các bậc vương tôn, công chúa để cung tiến cho các ngôi chùa hoặc để đặt trong dinh, phủ đệ chứ tuyệt nhiên không phổ biến trong dân gian.
Các nghệ nhân Xưởng Gốm Bát Tràng đã mất ít nhất 2 tháng ròng để hoàn thành tác phẩm: bao gồm thời gian tạo hình, đắp nổi, phủ men nung đốt lẫn xử lý để tạo nên lớp men gốm như thực mà như ảo cổ kính mà phủ đậm dấu rêu phong, tựa như một tác phẩm vừa khai quật lên từ lớp trầm tích thời gian

Dựa theo đúng cấu tứ cổ, chiếc chân đèn hình thành từ 3 phần, gồm đế, thân và cổ đèn.
Đế được tạo dạng khối tròn với hai băng cánh sen tựa như hình thái của một tòa sen nơi các Đức Phật thường ngự. Đó chính là đại diện cho bông sen lớn của trí tuệ giác ngộ, nở bừng ra từ vũng bùn của ngũ dục, để rồi từ đó, ánh sáng của tuệ đăng tiếp tục vươn cao.

Thân đèn vươn lên tròn đầy viên mãn, cổ đèn tựa như một đóa sen khác đang vươn lên và bung nở ra những ánh sáng thanh khiết tròn đầy, viên tịnh, xua đuổi đi mọi tà khí trong không gian, đánh thức tuệ giác, nhắc nhở con người về những triết lý nhân quả đồng hành, lối sống phúc đức, hướng thiện để gặt hái quả ngọt của Phật Giáo.
Trên thân đèn, cổ đèn nổi bật với những biểu tượng rồng mang đặc trưng của thời đại.
Trong văn hóa Á Đông, Rồng là linh vật linh thiêng nhất, biểu trưng cho vương quyền, thần quyền tuyệt đối, cho sức mạnh rung chuyển càn khôn. Rồng không chỉ có năng lực át chế tà ma, còn đem đến thịnh vượng, trường khí dồi dào, nuôi dưỡng để vạn vật sinh sôi phát triển.
Cặp chân đèn mang khí chất uy dũng của Rồng cùng ngọn đèn trí huệ của Đức Phật, tạo nên thứ ánh sáng của mạnh mẽ và uy lực nhất trong đất trời có sức mạnh xua tan mọi bóng tối của tà ma xâm lấn, mở ra thời kỳ của thịnh vượng, phồn vinh và phát triển trường tồn.



Chân đèn đặt trên ban thờ tựa như những ngọn thần đăng trấn giữ cả 4 phương 8 hướng, bảo hộ bình an lẫn tài lộc, thịnh vượng cho ngôi nhà.
Chân đèn khi đặt hai bên ban thờ, sững sững những đôi tuệ đăng, trấn hưng khi, sinh tài khí, điều hòa an khí, thu hút vượng khí về không gian.
Chân đèn khi cung tiến cho nơi thờ tự tại đình, chùa hoặc các đền, miếu, Rồng trấn trên thân đèn trở thành Thiên Long hộ pháp, phát huy thần quyền, vương quyền để trấn giữ và hộ vệ cho những chốn tâm linh càng thêm linh thiêng.
Hiện nay, tại Bát Tràng, Xưởng Gốm Bát Tràng tự hào là một trong rất ít đơn vị đã phục dựng lại thành công vẻ đẹp hoài cổ và nguyên bản của cặp chân đèn thời mạc trên chất liệu men rạn cổ.
Nếu quý vị muốn tận mắt chiêm ngưỡng, tận tay cảm nhận những sắc gốm đầy ấn tượng đượm vết thời gian trên cặp chân đèn độc nhất vô nhi này, xin mời ghé qua showroom của Xưởng Gốm Bát Tràng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!