Gốm sứ có những thuật ngữ gì? Cách bảo quản ra sao?
Gốm sứ Bát Tràng là một trong những tinh hoa lâu đời của văn hóa Việt. Cũng bởi lẽ đó mà gốm cũng có khá nhiều thuật ngữ mà không phải ai cũng biết. Sau đây “Xưởng gốm Bát Tràng” xin giới thiệu đến các bạn một số thuật ngữ về gốm và cách bảo quản gốm sứ Bát Tràng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong công cuộc tìm hiểu và sưu tầm đồ gốm.

Những thuật ngữ gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng với muôn hình vạn trạng đủ màu sắc, kích thước đã làm say mê những tâm hồn yêu cái đẹp nói chung và yêu gốm nói riêng.
Tuy nhiên, nếu không phải là người học về gốm sứ Bát Tràng hay một tay chơi gốm sành sỏi lâu năm, rất ít người biết được những thuật ngữ chuyên dụng về gốm.
ÁM HỌA: Ám họa được hiểu theo nghĩa là lối trang trí ẩn, tàng dấu. Ám họa thường được phủ một lớp men màu trong suốt không màu sau khi áp dụng trên cốt thai trắng. Các họa tiết thường là vạch hay in chìm hoặc được vẽ bằng bút lông trên một miếng lót. Các họa tiết này thường khó thấy. Các ám họa đặc biệt thông dụng vào thời Minh và tiếp tục được ưa chuộng vào thời Thanh.
BÌNH CACHE: Loại bình trang trí bằng sứ thường dùng cắm hoa.
BISCUIT: Là cốt của đồ sứ được nung nhiệt cao hoặc được nung trước khi tráng men. Một số sản phẩm gốm có chỗ được tráng men và chỗ không tráng men người ta phải tráng men rồi nung thêm một lần nhiệt thấp nữa.

VĂN CHẢI: Là lối trang trí với những chấm hay kẻ sọc được tạo ra bằng cách ấn răng lược hoặc cào răng lược trên cốt gốm còn ẩm.
MEN: Là dung dịch khoáng được dùng làm áo ngoài cho đồ gốm sứ, lớp áo này sẽ trở nên bóng như gương khi được nung đốt, được dùng để trang trí hay gắn bề mặt của đồ gốm sứ.
NUNG ĐỐT: Là nung ở trong lò nóng. Nung nhiệt độ cao (1200-1400 độ C), sản xuất ra đồ sứ, nung ở mức nhiệt trung bình (1200-1280 độ )cho ra các sản phẩm sành da đá. Đất nung được nung ở nhiệt độ thấp (800-1100 độ C).
GỐM SỨ VẼ VÀNG: là loại hình gốm sứ sử dụng vàng lỏng hay còn gọi là vàng kim hoặc vàng lá để thếp lên gốm sứ Bát Tràng.
MEN LAM: là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban, đây là dòng men được sử dụng sớm nhất ở làng nghề Bát Tràng từ thế kỉ XIV.
MEN RẠN: là lớp men có nhiều vết rạn tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Đây là dòng men đã thất truyền ở thế kỉ XVI, đã được Xưởng Gốm Bát Tràng khôi phục lại.

Cách bảo quản gốm sứ Bát Tràng
Để đồ gốm bền lâu không nứt
Sau khi vừa mua về bạn hãy ngâm đồ gốm sứ trong nước vo gạo từ 4 – 8 giờ, vì cám gạo có dầu, dễ thấm và giúp đất nở ra, bịt kín các kẽ hở.
Sau khi ngâm nước gạo bạn lấy ra, tiếp tục ngâm ngập trong nước muối. Đun sôi từ 5 – 10 phút để muối ngấm đều và tăng độ giãn nở của đất.
Cách này giúp được đồ gốm bền, chắc hơn, tránh được hiện tượng chỗ hút nước nhiều, chỗ hút ít, dễ vỡ.

Đánh bay vết ố vàng trên gốm sứ
Gốm sứ bị bụi bẩn, chỉ cần dùng khăn vải mềm mại nhúng vào nước ấm và lau sạch.
Nhưng đối với những vết dơ, vết ố vàng do thực phẩm, bã chè.. nên dùng một trong số những nguyên liệu sau để làm sạch:
Cách 1: Dùng baking soda
Rắc bột baking soda lên trên bề mặt và bên trong ly sứ, sau đó dùng khăn mềm để lau là vết bẩn được loại bỏ.

Cách 2: Dùng tro / mùn cưa mịn
Dùng một miếng vải rửa chén ướt chấm vào bột tro mịn hoặc mùn cưa mịn rồi đánh lên bề mặt gốm sứ để đánh bay các vết ố cứng đầu.
Cách 3: Dùng giấm và muối
Dùng một ít dấm và một ít muối trộn với nhau, sau đó dùng khăn và cọ. Sau 5 phút, đồ dùng gốm sứ sẽ sạch ngay những vết ố.
Cách 4: Nước chanh
Đối với những vết ố khó lau hay cọ rửa như bên trong bình hoa, bên trong tách pha trà, bạn pha nửa ly nước cốt chanh đổ vào. Sau đó rót nước sôi cho đầy bình ngâm để qua đêm. Sáng hôm sau đem rửa lại, đồ gốm sứ của bạn sẽ sạch bong như mới, làm sáng gốm sứ bị xỉn màu.

Cách 1
Đầu tiên, ngâm đồ gốm sứ bằng nước ấm khoảng 5 phút. Sau khi ngâm, dùng bàn chải với kem đánh răng chà đều bề mặt đồ dùng.
Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm sạch, với phương pháp này, đồ gốm sứ sẽ giữ được độ sáng bóng, đồng thời các vệt ố vàng cũng sẽ biến mất
Cách 2
Lấy 2 – 3 thìa men bột mì hòa với nước lạnh để xử lý chỗ bị xỉn màu (liều lượng có thể thay đổi).
Sau đó dùng giẻ thấm vào lau đều bề mặt gốm sứ và để đấy khoảng 5 – 7 phút.
Sau đó bạn dùng khăn sạch thấm nước lã và lau sạch lại.
Cách 3
Sử dụng nước cốt chanh hoặc giấm hòa cùng vụn vỡ của khoảng 6 vỏ trứng gà.
Ngâm qua đêm để vỏ trứng tan trong nước chanh hoặc giấm.
Sau đó dùng giẻ lau mềm hoặc miếng mút thấm hỗn hợp đã pha để cọ rửa bề mặt.
Rửa lại đồ gốm sứ bằng nước nóng và để khô giúp đồ dùng của bạn sáng bóng như mới.

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về gốm sứ Bát Tràng, liên hệ ngay để được tư vấn. Hi vọng với những thông tin về thuật ngữ mẹo bảo quản đồ gốm sứ trên. Bạn sẽ không còn băn khoăn về những thuật ngữ gốm sứ Bát Tràng cũng như phải đau đầu vì đồ gốm sứ bị xỉn màu, ố vàng nữa. Hãy áp dụng để giữ đồ gốm sứ luôn có nước men sáng bóng nguyên thủy theo năm tháng!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!