Nhập trạch là gì? Làm lễ nhập trạch ra sao là đúng
Lễ nhập trạch nhà mới là nghi thức quan trọng khi gia chủ về nhà mời, bởi vậy cần phải chăm chút và tỉ mỉ . Người Việt ngàn đời nay vẫn nhắc nhau “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cuộc sống nhất là ở thành phố, không tránh khỏi việc có lúc phải di chuyển nhà ở.
Lễ nhập trạch là gì ?
Lễ nhập trạch nhà chung cư, văn phòng là phần không thể thiếu khi gia chủ chuyển nhà hoặc về nhà mới.
Theo quan niệm của cha ông, mỗi ngôi nhà sẽ có một vị thần cai quản riêng.
Vì vậy, khi chuyển đến nơi ở mới, bạn phải làm lễ nhập trạch nhà mới báo cáo với vị thần này.
Để họ chứng giám sự có mặt của gia đình, phù hộ độ trì cho cuộc sống tại nơi ở mới bình an và gặp nhiều may mắn.
Bởi vậy, lễ nhập trạch nhà mới là một phần không thể thiếu trong thủ tục chuyển nhà.
Đây là nghi lễ cổ truyền quan trọng của người Việt được lưu giữ từ ngàn đời qua.
“Nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới.
Tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với Thần Linh, Thổ Địa đang cai quản vùng đất, ngôi nhà.
Nghi lễ nhập trạch về nhà mới có sợi dây liên hệ mật thiết với yếu tố tâm linh và phong thủy.
Là lời cầu xin các vị thần phù hộ cho gia đình có một cuộc sống bình an, tốt lành, công việc thuận buồm xuôi gió.
Tầm quan trọng của nghi lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch có vai trò vô cùng quan trọng, người Việt có câu “An cư lạc nghiệp”.
Chính là để khẳng định tầm quan trọng của nơi ở với cuộc sống và sự nghiệp mỗi người.
Cha ông ta xưa cũng quan niệm, “làm nhà” là một trong ba việc quan trọng nhất của đời nam nhi.
Nghi lễ nhập trạch chính là bước cuối cùng để hoàn tất công việc trọng đại ấy.
Ngoài nghi lễ nhập trạch chu toàn, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tới vị trí đặt ban thờ trong căn nhà mới.
Một ban thờ linh thiêng ấm cúng, vật phẩm thờ đầy đủ, trang trọng.
Được đặt để theo đúng vị trí phong thủy không chỉ giúp gia chủ trấn trạch an gia còn giúp thu hút những luồng sinh khí mới đến cho ngôi nhà.
Đó mới là thực sự là đánh dấu một khởi đầu mới cho cuộc sống gia đình với tài vận, phúc lộc, công danh mới.
Nghi lễ cúng nhập trạch gồm những gì
Chọn ngày giờ làm lễ nhập trạch
Nhập trạch lấy ngày nào, giờ nào cho đúng được xem là tối quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài, thành công và hạnh phúc cho gia chủ.
Thông thường, có 3 yếu tố gia chủ nên cân nhắc cho việc nhập trạch lấy ngày, giờ nào là: hướng nhà, tuổi gia chủ và giờ hoàng đạo.
Rất nhiều người có câu hỏi, lễ nhập trạch có cần bàn thờ không?
Câu trả lời từ chuyên gia của Xưởng Gốm Bát Tràng là nên có bàn thờ.
Nếu với lễ nhập trạch nhà thuê thì không có cũng được.
Ngày và giờ làm lễ nhập trạch theo hướng nhà
Khi làm lễ nhập trạch về nhà mới gia chủ cần tránh ngày có hành tương khắc với hướng nhà.
Ví dụ:
Nhà ở phía Đông, đây là hướng thuộc hệ Mộc, vì Kim khắc Mộc nên cần tránh các ngày làm lễ nhập trạch nhà mới Dậu,Tị, Sửu, .
Nhà ở phía Tây, đây là hướng thuộc hệ Kim, vì Kim khắc Mộc nên cần tránh các ngày làm lễ nhập trạch nhà mới là Mùi, Hợi, Mão thuộc hệ Mộc.
Nhà hướng Nam, đây là hướng thuộc hệ Hỏa, vì Thủy khắc Hỏa nên cần tránh các ngàylàm lễ nhập trạch nhà mới là Tí, Thân, Thìn.
Nhà hướng Bắc, đây là hướng thuộc hệ Thủy, vì Thủy khắc Hỏa nên cần tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất
Ngày và giờ làm lễ nhập trạch theo tuổi chủ nhà
Khi chọn ngày làm lễ nhập trạch, gia chủ cũng cần ưu tiên ngày hợp với tuổi của người chủ gia đình, thường là người cha, người chồng trong nhà.
Nếu phụ nữ làm chủ gia đình, có thể chọn ngày theo tuổi của họ.
Khi xem ngày làm lễ nhập trạch nề nhà mới, gia chủ nên chọn ngày hợp với hướng nhà, hợp tuổi gia chủ và chọn giờ hoàng đạo.
Chọn theo giờ hoàng đạo Giờ hoàng đạo được xem là những thời khắc đất trời giao hòa, mang lại nhiều điều may mắn.
Bởi vậy, việc chọn giờ quan trọng không kém so với việc chọn ngày.
Những ngày xấu nên tránh làm lễ nhập trạch – Ngày Sát Chủ, Địa Hỏa.
Ngày nguyệt kỹ các ngày mùng 5, 14, 23. – Ngày Tam Nương (ngày 3, 7 – Sơ Tam dữ sơ Thất.
Ngày 13, 18 – Thập tam Thập bát dương; ngày 22, 27 – Chấp nhị dữ Chấp thất).
Theo Truyền thuyết, đây là những ngày Ngọc Hoàng sai Tam Nương xuống trần thử lòng người nên thường xảy ra những chuyện bất như ý, công việc gặp cản trở, rủi ro.
Bởi vậy, khi thực hiện các việc trọng đại, gia chủ nên tránh các ngày này.
Những lưu ý khác về ngày giờ làm lễ nhập trạch nhà chung cư, nhà đất, văn phòng.
Ngoài ra, gia chủ cần kiêng làm lễ nhập trạch nhà chung cư, văn phòng vào tháng 3, tháng 7 âm lịch.
Vì hai tháng này có tiết Thanh minh và Vu lan báo hiếu, là những tiết có liên quan đến người mất.
Thời gian vào nhà mới phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa.
Hoặc trước lúc hoàng hôn, tránh khi trời tối mới dọn đồ đến bởi vì lúc này dương khi đã giảm.
Cách tốt nhất là nên dọn và làm lễ nhập trạch vào khung giờ có dương khi cao như 9h sáng trở đi, và nên chọn ngày từ mùng 1 – rằm, tránh vào những ngày thuộc nửa cuối của tháng.
Chuẩn bị lễ vật và văn khấn co lễ nhập trạch
Đồ cúng trong lễ nhập trạch thường có ba phần: ngũ quả, hương hoa và mâm cúng.
Gia chủ có thể chia lễ vật làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn, tùy điều kiện mà sửa soạn hoành tráng hay gọn nhẹ.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mâm cúng vẫn là lòng thành.
Gia chủ nên tự tay sắm lễ cúng chuyển nhà mới và trong khả năng tài chính để thể hiện lòng thành với Thần linh và Gia Tiên.
Lễ vật sẽ được kê lên bàn hoặc mâm, đặt ở vị trí có hướng đẹp với gia chủ.
Đồng thời khi làm lễ, gia chủ nên tự tay thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời.
Mâm cúng lễ nhập trạch về nhà mới
Mâm cúng chay hay mặn tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng của từng gia đình.
Điều quan trọng nhất là cơm canh tươm tất, không được quá sơ sài.
Nếu là mâm cỗ mặn thì nên gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc lợn quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy điều kiện gia chủ.
Nếu gia chủ chọn cơm có thể bày cỗ theo gợi ý sau từ chuyên gia: rau củ xào, canh rau củ, chè, các món ăn cần phải được bài trí 1 cách gọn gàng và bắt mắt.
Cùng với đó trên mâm cúng lễ nhập trạch cũng cần có 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
Mâm cúng cho lễ nhập trạch không cần quá cầu kỳ, nhưng cũng đừng sơ sài tùy tiện.
Hương hoa
Hoa tươi là vật phẩm không thể thiếu trong lễ nhập trạch nhà mới.
Gia chủ chuẩn bị lọ hoa tươi theo số lẻ (nên chọn cúc hoặc ly), 2 hũ muối gạo nhỏ, 1 hũ nước, đồi đèn cầy, nhang thơm, vàng mã, trầu cau.
Ngũ quả
Gia chủ lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa để bày mâm ngũ quả.
Con số 5 chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực tế có thể nhiều hoặc ít hơn, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
Các loại quả thường dùng là chuối, cam, quýt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu….
Tùy vào vùng miền và mùa mà gia chủ lựa chọn trái cây cho phù hợp.
Lưu ý, chủ nhà cần chọn những loại quả tươi, mới.
Không nên chọn những loại quả có gai bởi theo tâm linh có mang sát khí.
Văn khấn nhập trạch phòng làm việc, nhà riêng
Bài văn khấn trong lễ nhập trạch khi về nhà mới gồm 2 phần
– Văn khấn Thần linh.
– Văn khấn cáo yết Gia tiên.
Gia chủ nên khấn Thần Linh theo nội dung sau:
+ Xin nhập vào nhà mới.
+ Xin lập bát hương mới thờ các vị thần linh tại gia.
+ Xin phép các vị thần linh tại gia cho phép rước vong linh tổ tiên về nhà mới để thờ phụng.
Xưởng gốm Bát Tràng – Gốm tinh hoa phụng sự mọi nhà
Lưu ý: Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới. Cần đọc rõ ràng, rành mạch và thành tâm khi làm lễ.
Để có thể có tất cả những thông tin về lễ nhập trạch nhà mới mời bạn tham khảo ebook do chuyên gia tâm linh của chúng tôi biên soạn. Xưởng Gốm Bát Tràng với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp các bộ đồ thờ, vật phẩm phong thủy cũng như tư vấn về cách bài trí và lễ nghi theo phong tục, xin được giới thiệu cuốn ebook ngắn về Hướng dẫn thực hiện nghi lễ nhập trạch gồm đầy đủ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!